Cuộc sống trong hoàng tộc Lý_Ánh_Tần

Con dấu của Ánh tần họ Lý

Ánh tần Lý thị bổn quán ở Toàn Nghĩa, sinh vào ngày 18 tháng 7 năm Túc Tông 22, tức 15 tháng 8, 1696[3], là con gái của Tặng Tán Thành Lý Du Phiên. Bà nhập cung làm Cung nữ khi mới 6 tuổi[4]. Không rõ lúc nào bà vào hầu hạ Vương thế đệ Lý Khâm (em vua Cảnh Tông) và được nạp thiếp.

Năm 1724, Thế đệ lên nối ngôi, Lý thị khi ấy đang được sủng ái nhất Nội mệnh phụ. Năm 1726, bà được thăng lên hàng Thục nghi (淑儀) khi đang mang thai lần đầu. Việc này bị các đại thần dâng sớ can ngăn[5][6], nhưng cuối cùng việc vẫn được tiến hành thuận lợi. Tháng 4 năm sau, bà sinh hạ Hòa Bình Ông chúa (和平翁主), con gái thứ hai của Anh Tổ và rất được nhà vua yêu quý. Năm 1728, hai tháng sau lần sinh con thứ hai, bà được phong Quý nhân, ngự ở Tập Phúc hiên, Xương Khánh Cung. Năm 1730, sắc phong làm Ánh tần, thuộc Chánh nhất phẩm Nội mệnh phụ, chỉ sau Vương phi họ Từ khi đó đang là Trung điện.

Bấy giờ trong số hậu cung của Anh Tổ, chỉ có Tĩnh tần họ Lý hạ sinh Thế tử. Tuy nhiên Thế tử chết yểu vào năm 1728. Trong 7 năm sau đó trong cung không có hoàng tử chào đời khiến Anh Tổ chịu áp lực về vấn đề kế vị[7]. Năm 1735, Ánh tần sinh ra người con tứ 6 là 1 Vương tử sau 5 lần liên tiếp sinh con gái, Anh Tổ và triều thần rất vui mừng và sắc phong làm Vương thế tử vào đầu năm 1736[7].

Ngay sau khi chào đời, Thế tử Lý Huyên đã được đưa đến nuôi dưỡng ở một cung điện khác, và có vẻ như Ánh tần không được đích thân nuôi dạy con mình.[8] Những bảo mẫu thượng cung phụ trách việc chăm sóc thế tử tỏ ra xem thường Ánh tần vì xuất thân bị đánh giá là hèn yếu của bà.[9]

Sau này con dâu của Ánh tần, tức Thế tử tần họ Hồng viết trong hồi ký của mình rằng bà rất thương những đứa con của mình, nhưng lại nghiêm khắc trong việc dạy dỗ họ, "như thể bà không phải là mẹ của họ vậy."[10] Tuy nhiên, bà vẫn tự tay chăm lo cho con mình khi họ đau yếu.[11] Khi Hồng tần trúng tuyển Giản trạch để vào Đông cung kết hôn cùng Thế tử, Ánh tần đã chăm sóc cô khi thể con đẻ của bà, mặc dù theo quy tắc Hoàng gia khi đó, Hồng tần chỉ cần nhìn nhận Từ Vương phi là người mẹ chồng chính thức[10] Năm 1748, con gái đầu lòng của Ánh tần là Hòa Bình Ông chúa qua đời khi đang mang thai, và bà được ghi nhận là đã đau lòng sâu sắc.[12]